Ba công khai khoa Động lực

Logo DHCN 1

                             BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm

STT Nội dung Trình độ đào tạo
Tiến sĩ Thạc
Đại học Cao đẳng
Chính quy Văn bằng 2 chính quy Chính quy
I Điều kiện đăng ký tuyển sinh Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Xét tuyển theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và xét học bạ của các thí sinh.
II Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được 1. Mục tiêu đào tạo
–  Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trình độ Đại học nhằm đào tạo những kỹ sư về lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô, cơ khí động lực; đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
– Trang bị cho người học kiến thức nền tảng nhằm tạo điều kiện cho việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực ô tô, có năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến ngành công nghệ ô tô – máy động lực; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu, có kỹ năng thực hành đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội về ngành công nghệ ô tô.
2. Kiến thức
2.1 Kiến thức chung
     Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng nâng cao trình độ.
2.2 Kiến thức chuyên ngành
    Có kiến thức nền tảng về Công nghệ Động lực và kiến thức chuyên ngành Công nghệ Ô tô; có kiến thức kiểm định, thử nghiệm và các dịch vụ kỹ thuật ô tô; có kiến thức về tính toán thiết kế ô tô; kiến thức quản lý sản xuất, kinh doanh, sửa chữa ô tô và các loại thiết bị động lực.
3. Kỹ năng
– Tính toán thiết kế, lắp ráp trạm bảo hành và sửa chữa ô tô;
– Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng ô tô và các thiết bị động lực;
– Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất; tổ chức, điều hành và tham gia sản xuất các trang thiết bị công nghệ động lực cũng như các hoạt động kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực đào tạo.
4. Thái độ
Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; Chấp hành đúng pháp luật Nhà nước. Cầu thị, nghiêm túc và trung thực trong học tập, nghiên cứu và làm việc. Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc; cập nhật và sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên môn hiện đại.
5. Trình độ ngoại ngữ đạt được
Đạt trình độ TOEIC 450 điểm về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương
1. Mục tiêu đào tạo
– Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trình độ Cao đẳng để đào tạo ra những cử nhân về lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô, cơ khí động lực; đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ;
–  Đào tạo cử nhân cao đẳng công nghệ ô tô có kiến thức nền tảng áp dụng vào việc sửa chữa, bảo dưỡng, dịch vụ trong lĩnh vực ô tô, có năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến ngành công nghệ ô tô – máy động lực, có kỹ năng thực hành cao; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội về ngành công nghệ ô tô – máy động lực.2. Kiến thức
2.1 Kiến thức chung
    Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng nâng cao trình độ.
2.2 Kiến chuyên ngành
     Có kiến thức nền tảng về Công nghệ Động lực và kiến thức chuyên ngành Công nghệ Ô tô. Có kiến thức về kiểm định, thử nghiệm và các dịch vụ kỹ thuật ô tô. Có kiến thức về quản lý sản xuất, kinh doanh, sửa chữa ô tô và các loại thiết bị động lực.
3. Kỹ năng
– Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng ô tô và các thiết bị động lực;
– Có kỹ năng tổ chức, điều hành và tham gia sản xuất các trang thiết bị công nghệ động lực cũng như các họat động kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực đào tạo.
4. Thái độ
Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; Chấp hành đúng pháp luật Nhà nước. Cầu thị, nghiêm túc và trung thực trong học tập, nghiên cứu và làm việc. Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
   5. Trình độ ngoại ngữ đạt được
Đạt trình độ TOEIC 350 điểm về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương. 
III Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học – Tổ chức cho sinh viên tham quan ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị động lực;
– Tổ chức cho sinh viên thực tập tốt nghiệp ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị động lực;- Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi giải pháp thiết kế chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu do Công ty Shell, Honda tổ chức;
– Phát động phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên;
– Tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề cho sinh viên;
– Thành lập các câu lạc bộ học thuật, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học tập và giải trí.
– Tổ chức cho sinh viên tham quan ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị động lực;
– Tổ chức cho sinh viên thực tập ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị động lực;
– Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi giải pháp thiết kế chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu do Công ty Shell, Honda tổ chức;
– Thành lập các câu lạc bộ học thuật, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học tập và giải trí. 
IV Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện  Khối lượng kiến thức toàn khoá
– Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo tạo:  146TC
– Tổng số tín chỉ không tính vào trung bình chung tích lũy:  18TC
– Tổng số tín chỉ phải tích lũy:  146TC
 Kiến thức giáo dục đại cương:   47TC
+ Bắt buộc:  38TC
+ Tự chọn:   9TC
 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:   99 TC
– Khối kiến thức cơ sở ngành:   45 TC
+ Bắt buộc:   33 TC
+ Tự chọn:   12TC
– Khối kiến thức ngành:   14TC
+ Bắt buộc:   12 TC
+ Tự chọn:   02 TC
– Khối kiến thức chuyên ngành:   40 TC
+ Bắt buộc:   18TC
+ Tự chọn:   12TC
+ Thực thực tập và tốt nghiệp:   10TC
 Khối lượng kiến thức toàn khóa học
 – Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo tạo:
79 TC
 Kiến thức giáo dục đại cương:   19 TC
 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:   60 TC
– Khối kiến thức cơ sở ngành:   14 TC
– Khối kiến thức chuyên ngành: 46 TC
+ Bắt buộc:  30TC
+ Tự chọn:   6TC
+ Thực thực tập và tốt nghiệp: 4TC
V Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường  Có khả năng học tập tốt các bậc sau đại học tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước hoặc nước ngoài; Có thể tự bồi dưỡng kiến thức để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô và máy động lực.       Có khả năng học tập tốt các bậc đại học tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước hoặc nước ngoài; Có thể tự bồi dưỡng kiến thức để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô và máy động lực. 
VI Vị trí làm sau khi tốt nghiệp – Tham gia công tác quản lý, điều hành và trực tiếp làm việc ở các vị trí kỹ thuật, dịch vụ, kinh doanh, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp ô tô, lĩnh vực dịch vụ mua bán và bảo dưỡng – sửa chữa ô tô.
– Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, trung tâm kiểm định, bộ phận giám định kỹ thuật xe cơ giới và máy động lực; phòng kỹ thuật, phòng xúc tiến đầu tư của các Sở, Ban ngành có liên quan đến lĩnh vực cơ khí động lực.
– Huấn luyện kỹ năng nghề công nghệ ô tô tại các trường học, doanh nghiệp.
– Tham gia trong công tác quản lý, điều hành và trực tiếp làm việc ở các vị trí công việc kỹ thuật, dịch vụ, kinh doanh, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp ô tô, doanh nghiệp dịch vụ mua bán và bảo dưỡng – sửa chữa ô tô;
– Tham gia công tác quản lý, giám sát, vận hành, bảo dưỡng & sửa chữa các thiết bị động lực học (như giàn khoan, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,…).

 

Công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2018 – 2019

  1. Công khai thông tin về quy mô đào tạo hiện tại

STT

Khối ngành Quy mô sinh viên hiện tại
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Chính quy Vừa làm vừa học
Tổng số 1.241 21
1 Khối ngành I
2 Khối ngành II
3 Khối ngành III
4 Khối ngành IV
5 Khối ngành V
6 Khối ngành VI
7 Khối ngành VII

Công khai thông tin về sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 01 năm

STT Khối ngành Số sinh viên tốt nghiệp Phân loại tốt nghiệp (%) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường (%)*
Loại xuất sắc Loại giỏi Loại khá
Tổng số
1 Khối ngành I 278 2 45 80
2 Khối ngành II
6 Khối ngành VI

(*) Tỷ lệ SVTN có việc làm tính theo công thức: ((SL SVTN có việc làm + SL SVTN đang học nâng cao)/tổng số SVTN được khảo sát)* 100
C. Công khai các môn học của từng khóa học, chuyên ngành

STT Tên môn học Mục đích môn học Số
tín chỉ
Lịch trình giảng dạy Phương pháp đánh giá sinh viên
1 Lý thuyết ô tô –   Khảo sát đặc tính động học và động lực học của ô tô.
–   Khảo sát đánh giá tính năng ổn định và tính kinh tế nhiên liệu của ô tô
–    Vận hành, khai thác cũng như tính toán thiết kế động học và động lực học của ô tô.
3 3 tiết/15 tuần – Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
2 Tính toán kết cấu ô tô –    Giải thích được cách bố trí kết cấu, đặc điểm cấu tạo của hệ thống khung gầm ô tô.
–   Tính toán được động học và động lực học các bộ phận khung gầm ô tô.
–   Tính toán thiết kế được một số chi tiết cơ bản của hệ thống khung gầm ô tô.
–   Kiểm tra bền được một số chi tiết cơ bản của hệ thống khung gầm ô tô.
2 2 tiết /15 tuần – Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
3 Kết cấu khung gầm ô tô –   Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kết cấu và nguyên lý làm việc của các bộ phận thuộc gầm bệ ô tô.
–   Trang bị cho sinh viên kỹ năng viết báo cáo kỹ thuật.
–   Giúp sinh viên cảm thấy yêu thích môn học và ngành ô tô.
2 2 tiết/15 tuần – Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
4 Thực hành hệ thống truyền lực ô tô –   Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy trình tháo lắp, kiểm tra của các bộ phận thuộc hệ thống truyền lực trên ô tô. Dựa trên những kiến thức đã học để vận dụng vào công tác sửa chữa và bảo dưỡng các chi tiết của hệ thống. 3 15 tiết/6 tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
– Báo cáo thực hành
5 Thực hành hệ thống điều khiển và chuyển động ô tô –   Vận dụng những kiến thức môn học vào việc chẩn đoán những lỗi cơ bản của hệ thống chuyển động và điều khiển ô tô khi vận hành và đưa ra được hướng sửa chữa.
–   Vận dụng được những kiến thức về tháo lắp, kiểm tra để xác định hư hỏng và tiến hành sửa chữa những lỗi cơ bản của hệ thống.
–   Sử dụng được các loại dụng cụ và trang thiết bị phục vụ công tác sửa chữa hệ thống.
–   Đưa ra được ý kiến của cá nhân về việc nâng cao hiệu quả và tuổi thọ sử dụng hệ thống.
2 15 tiết/4 tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
– Báo cáo thực hành
6 Thực hành kỹ thuật đồng sơn –   Sau khi hoàn thành môn học này, người học có khả năng trình bày quy trình chuẩn bị bề mặt, quy trình pha màu, các phương pháp phun sơn, và kỹ thuật kéo nắn sửa chữa thân xe. 3 3 tiết/6 tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
– Bài kiểm tra thực hành số 3
7 Khí động lực học ô tô –   Phân tích đặc tính khí động lực học ô tô.
–   Sử dụng được phần mềm mô phỏng đặc tính khí động lực học ô tô
–   Tối ưu hóa đặc tính khí động lực học ô tô.
3 Lý thuyết:
3 tiết/5tuần
Thực hành:
15 tiết/ 4 tuần
Lý thuyết:
– Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra cuối kỳ
Thực hành:
– Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
8 Thực hành kỹ thuật lái xe –   Các kỹ thuật lái xe ô tô – máy động lực.
–   Vận hành được các loại xe ô tô – máy động lực.
–   Chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa được xe ô tô – máy động lực.
–   Có tác phong công nghiệp, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp.
–   Thực hiện tốt, an toàn khi lái xe ô tô trên đường.
3 10 tiết /9tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
– Bài kiểm tra thực hành số 3
9 Phương pháp thử nghiệm động cơ và ô tô –   Trình bày được về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp thực hiện thử nghiệm động cơ và ô tô
–   Xây dựng nội dung thử nghiệm động cơ và ô tô.
–   Thực hiện thử nghiệm và đánh giá các thông số kỹ thuật động cơ và ô tô.
2 2 tiết /15tuần – Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
10 Kỹ thuật ô tô chuyên dùng –   Sau khi hoàn thành môn học này, người học có khả năng trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận trên xe chuyên dụng. 2 2 tiết /15 tuần – Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
11 Nhập môn công nghệ ô tô –   Kiến thức tổng quan liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.
–   Phương pháp tìm kiếm nguồn tài liệu, các phần mềm học tập liên quan đến ô tô.
–   Định hướng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp.
2 Lý thuyết:
2 tiết/15 tuần
Thực hành:
10 tiết/3 tuần
Lý thuyết:
– Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra thường xuyên
– Vấn đáp
– Kiểm tra cuối kỳ
Thực hành:
– Chuẩn bị bài
– Kỹ năng thực hành
–  Báo cáo thực hành
– Báo cáo nhóm
12 Kết cấu động cơ đốt trong –    Trình bày được nguyên lý làm việc, các thông số cơ bản của động cơ đốt trong, giải thích được các quá trình (nạp, nén, nổ, xả). Trình bày được công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống trên động cơ đốt trong.
–   Giải thích được nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của hệ thống, xác định được mức độ hư hỏng và đề xuất cách giải quyết. Phân tích được các dạng hư hỏng cơ bản trong thực tế của các chi tiết, cụm chi tiết, hệ thống trong động cơ đốt trong qua đó đề xuất được phương án sửa chữa, khắc phục hư hỏng.
2 2 tiết/15 tuần – Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
13 Thực tập động cơ đốt trong –   Sử dụng cac dụng cụ đo kiểm, thiết bị chuyên dùng phục cụ cho việc kiểm tra hư hỏng các chi tiết của động cơ.
–   Thành thạo kỹ năng tháo ráp, kiểm tra hư hỏng các chi tiết động cơ
–   Vận hành, hiệu chỉnh động xăng cơ bản hoạt động.
 3 15 tiết/10 tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
– Bài kiểm tra thực hành số 3
– Bài tập phiếu thực hành
14 Nguyên lý động cơ đốt trong –   Hiểu được quá trình biến đổi hoá lý trong buồng đốt động cơ,
–   Trình bày và phân tích được các thông số kỹ thuật, đặc tính động cơ đốt trong.
–   Giải thích được các nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong, đốt ngoài
–   Vận dụng kiến thức để của môn này để kế thừa, học tập các môn học khác
3 3 tiết/15 tuần – Đánh giá thường xuyên
– Bài kiểm tra thường xuyên
– Bài tập ở nhà
– Báo cáo trên lớp
– Hoạt động khác
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
15 Năng lượng mới trên ô tô –   Hiểu được đặc tính lý hóa các loại nhiên liệu và năng lượng mới
–   Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các hệ thống nhiên liệu, năng lượng mới đã và đang thực hiện ở Việt Nam và thế giới.
–   Phân tích ưu nhược điểm của từng loại nhiên liệu và đề xuất phương pháp chuyển đổi, cải tạo (động cơ, xe) tối ưu nhất.
2 2 tiết/15 tuần – Đánh giá thường xuyên (cách 1)
– Bài kiểm tra thường xuyên
– Bài tập ở nhà
– Báo cáo trên lớp
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
16 Ô tô và môi trường –   Trình bày được tác hại, cơ chế hình thành các chất ô nhiễm trong khí xả động cơ đốt trong.
–   Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các chất ô nhiễm trong khí xả động cơ đốt trong.
–   Giải thích mục đích của các các biện pháp kĩ thuật làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
–   Tra cứu tài liệu chuyên môn, làm việc nhóm và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2 2 tiết/15 tuần – Đánh giá thường xuyên
– Bài kiểm tra thường xuyên
– Báo cáo trên lớp
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
17 Thực hành động cơ Diesel –   Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
–   Kiểm tra, sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
–   Cân chỉnh và vận hành động cơ Diesel.
2 15 tiết /06 tuần – Chuẩn bị bài
– Kỹ năng thực hành
– Báo cáo thực hành
– Báo cáo nhóm
18 Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô –   Hiểu rõ các qui trình và tiêu chuẩn kiểm định ô tô.
–   Vận dụng được các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng để sửa chữa các hệ thống trên ô tô.
–   Biết phương pháp sử dụng thiết bị chẩn đoán phù hợp để kiểm tra và sữa chữa các hê thống trên ô tô.
2 2 tiết /15 tuần – Đánh giá thường xuyên (Báo cáo trên lớp và Bài kiểm tra thường xuyên)
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
19 Công nghệ bảo dưỡng ô tô –   Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái kỹ thuật của ô tô trong quá trình sử dụng.
–   Sự cần thiết của bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, các công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô hiện nay.
–   Thiết kế một qui trình bảo dưỡng kỹ thuật ô tô cơ bản.
2 2 tiết /15 tuần – Đánh giá thường xuyên.
– Thảo luận (báo cáo nhóm).
– Hoạt động khác.
– Kiểm tra giữa kỳ.
– Kiểm tra cuối kỳ.
20 Tính toán động cơ đốt trong –   Lựa chọn giải pháp phù hợp trong sử dụng, cải tạo động cơ phù hợp với điều kiện làm việc.
–   Thiết kế cụm chi tiết, hệ thống động cơ đốt trong.
2 2 tiết/15 tuần – Đánh giá thường xuyên (cách 1)
– Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan
– Bài tập ở nhà
– Báo cáo trên lớp
– Hoạt động khác
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
21 Ứng Dụng Máy Tính Trong Thiết Kế & Mô Phỏng Động Cơ –   Sinh viên có khả năng cải tạo chi tiết, hệ thống trong động cơ.
–   Mô hình hoá hệ thống động cơ, tìm kiếm giải pháp tối ưu phù hợp điều kiện làm việc của động cơ.
3 Lý thuyết:
3 tiết/5 tuần
Thực hành:
10 tiết/ 6 tuần
Lý thuyết:     
– Đánh giá thường xuyên
– Project
– Hoạt động khác
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
Thực hành:
– Chuẩn bị bài
– Kỹ năng thực hành
– Báo cáo thực hành
– Đồ án
– Báo cáo nhóm
22 Thực hành kỹ thuật xe máy –   Xác định được các hư hỏng của đông cơ và các hệ thống trên xe gắn máy.
–   Tháo – ráp được các chi tiết trong động cơ và các hệ thống đúng kỹ thuật.
–   Phương pháp đo kiểm và đưa ra phương án sửa chữa.
–   Đấu nối và cho các hệ thống điện hoạt động tốt.
–   Căn chỉnh cho động cơ hoạt động.
3 15 tiết /6 tuần – Chuẩn bị bài
– Kỹ năng thực hành
– Báo cáo thực hành
– Báo cáo nhóm
23 Thực tập doanh nghiệp –   Các kiến thức thực tế, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp về các hoạt động liên quan đến kỹ thuật ô tô tại các đơn vị sản xuất (Đại lý ủy quyền các hãng ô tô, các công ty lắp ráp, kinh doanh phụ tùng, bảo hiểm …) nhằm vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất. 5 2 tháng – Nhận xét cơ quan thực tập
– Báo cáo trước GV và hội đồng.
– Báo cáo thực tập
24 Thực hành hệ thống điện thân xe –   Cung cấp kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện thân xe bao gồm: hệ thống thông tin, hệ thống chiếu sáng – tín hiệu, hệ thống phụ (phun-gạt nước, nâng hạ kính, khóa cửa, kính chiếu hậu, xông kính)
–   Trang bị kỹ năng tháo lắp các chi tiết trong hệ thống, kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo kiểm để kiểm tra sửa chữa hệ thống điện thân xe
–   Trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin, thông số kỹ thuật của các chi tiết trong hệ thống điện thân xe
2 15 tiết /4 tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
– Báo cáo thực hành
25 Thực hành hệ thống điện động cơ –   Giúp cho người học ruyền luyện kỹ năng thực hành  tháo lắp các chi tiết, cơ cấu và hệ thống.
–   Ruyền luyện khả năng tư duy các hư hỏng, kiểm tra sửa chữa được hệ thống điện điện động cơ.
–   Tổng hợp và cũng cố các kiến thức lý thuyết chuyên ngành về hệ thống điện động cơ.
4 15 tiết /8 tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
– Bài kiểm tra thực hành số 3
– Bài kiểm tra thực hành số 4
26 Hệ thống điện ô tô –   Cung cấp kiến thức về điện ô tô một cách tổng quát, bao gồm: Khái niệm, yêu cầu, công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện trên ô tô.
–   Rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, so sánh và phân tích các tính chất của hệ thống điện ô tô.
–   Trang bị cho sinh viên kỹ năng tìm kiếm và xử lý các thông tin liên quan, tổ chức học theo tình huống, giải quyết vấn đề, đồng thời tăng cơ hội học tập theo nhóm cùng với báo cáo, thuyết trình và viết tiểu luận.
3 3 tiết /15 tuần – Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
27 Thực hành hệ thống điều hòa không khí trên ô tô –   Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận của hệ thống điều hòa trên ôtô; chẩn đoán,tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa các hệ thống điều hòa trên ôtô 2 15 tiết /4 tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
28 Ứng dụng máy tính trong thiết kế và mô phỏng an toàn ô tô –   Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản để thực hiện thiết kế, tính toán, mô phỏng an toàn ô tô.
–   Ứng dụng được các phần mềm mô phỏng chuyên dùng như HYPERWORKS, LS-DYNA để thiết kế, tính toán, mô phỏng, phân tích các kết cấu khung xương ô tô.
–   Phân tích, so sánh và đưa ra các giải pháp cải tiến, tối ưu nhằm nâng cao tính an toàn kết cấu ô tô.
3 Lý thuyết:
3 tiết/5tuần
Thực hành:
15 tiết/ 4 tuần
Lý thuyết:
– Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra cuối kỳ
Thực hành:
– Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
29 Quản lý dịch vụ ô tô –   Sau khi hoàn thành môn học này, người học có khả năng lập kế hoạch, quản lý và vận hành các hoạt động dịch vụ của đại lý ô tô, xây dựng các chương trình kế hoạch nhằm thúc đẩy các hoạt động liên quan đến dịch vụ buôn bán, sửa chữa, bảo dưỡng và chăm sóc khách hàng. 2 2 tiết/15tuần – Đánh giá thường xuyên
– Kiểm tra giữa kỳ
– Kiểm tra cuối kỳ
30 Thực hành kỹ thuật điện tử ô tô –   Sau khi hoàn thành môn học này, người học có khả năng giải thích được nguyên lý hoạt động của linh kiện. Qua đó, người học có thể xác định được trạng thái hư hỏng của linh kiện và thay thế được linh kiện tương đương. Cao hơn nữa là có thể chế tạo được những mạch điện theo yêu cầu từ những mạch điện sẳn có trên thị trường. 2 15 tiết/4tuần – Bài kiểm tra thực hành số 1
– Bài kiểm tra thực hành số 2
31 Khoá luận tốt nghiệp –   Giúp sinh viên hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng và vận dụng chúng trong đề tài khóa luận tốt nghiệp một cách có khoa học và sáng tạo.
–   Rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và sáng tạo.
–   Rèn luyện sinh viên tính độc lập trong nghiên cứu và phát huy sở trường của mình trong công trình nghiên cứu khoa học.
5 5 tiết/30tuần – Báo cáo thường kỳ (GVHD)
– Báo cáo giữa kỳ
– Hội đồng bảo vệ

 

Để lại một bình luận