Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Động lực
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Động lực
Tin tức - Sự kiện
Chủ đề năm học
Lễ tiếp nhận tài trợ trang thiết bị của dự án PIUS từ các cơ quan, doanh nghiệp Nhật Bản tại khoa Công nghệ Động Lực
17-12-2024

 

Đại diện các bên tại buổi lễ

Thầy TS.Phan Hồng Hải – Hiệu trưởng Nhà trường đã gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Nhật, Công ty và nhấn mạnh: “Đây là sự hỗ trợ rất ý nghĩa đối với sự phát triển của Nhà trường, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo liên quan đến khối ngành ô tô điện. Dự án Pius sẽ góp phần cải tiến chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kinh nghiệm của giảng viên trong đào tạo về công nghệ ô tô điện không chỉ của Nhà trường mà còn nhiều cơ sở đào tạo khác tại Việt Nam. Những đóng góp này rất có ý nghĩa và giá trị đối với ngành sản xuất ô tô điện của Việt Nam”.

TS. Phan Hồng Hải – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi lễ.

Công nghệ ô tô điện là xu hướng phát triển của ngành công nghiệp ô tô cả trên thế giới và Việt Nam. Điều này đã được Chính phủ Việt Nam khẳng định trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Trong bối cảnh đó, đào tạo, nghiên cứu, phát triển các dòng xe thế hệ mới, xe thân thiện với môi trường là tầm nhìn chiến lược góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải CO2 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Ông Shigeto Kikuchi - Giám đốc dự án PIUS thuộc Tập đoàn Murakami Shokai, cho biết: “Các trang thiết bị của Dự án Pius tài trợ bởi Tập đoàn Murakami Shokai, sẽ giúp Nhà trường xây dựng và nâng cấp các PTN Công nghệ ô tô đạt chuẩn. Hơn thế nữa, giảng viên và sinh viên của Nhà trường có cơ hội nghiên cứu và học tập trực tiếp trên các thiết bị hiện đại, giúp thúc đẩy tư duy và hình thành kỹ năng thực nghiệm trong lĩnh vực ô tô điện. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với Nhà trường”.

Ông Shigeto Kikuchi - giám đốc dự án PIUS thuộc Tập đoàn Murakami Shokai phát biểu tại chương trình

Dự án PIUS (Phổ cập - Thực chứng - Thương mại hóa Chương trình đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên ngành công nghiệp ô tô) là dự án xây dựng chương trình đào tạo ô tô điện tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện bởi Tập đoàn Murakami Shokai và được bảo trợ bởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Nhật Bản và Việt Nam.
Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2018 - 2019 thực hiện khảo sát, tìm kiếm đối tác triển khai và thử nghiệm mô hình. Sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giai đoạn 2 bắt đầu tái khởi động vào năm 2023 và dự kiến sẽ được thực hiện trong 3 năm.
Các trang thiết bị của dự án được bàn giao bao gồm 02 mô hình ô tô điện PIUS và các thiết bị dụng cụ kèm theo để phục vụ hoạt động giảng dạy cho chương trình đào tạo. Tổng giá trị các trang thiết bị đầu tư cho dự án lên đến 4.500.000.000 VNĐ. Việc bàn giao các trang thiết bị là tiền đề quan trọng để sinh viên ngành Ô tô điện tiếp cận và thực hành trực tiếp trên các thiết bị ô tô điện bên cạnh các trang thiết bị, dụng cụ tại Khoa Công nghệ Động lực, IUH. Dự kiến chương trình đào tạo sẽ được đưa vào vận hành giảng dạy vào học kỳ I năm học 2025-2026.

Các thiết bị bộ KIT mô hình xe ô tô điện của Tập đoàn Murakami Shokai cho Đại học Công nghiệp TP.HCM để phục vụ công tác giảng dạy

Sinh viên thực hành trên mô hình xe điện của tập đoàn

Dự án PIUS, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trọng điểm triển khai xây dựng ngành đào tạo công nghệ ô tô điện tại khoa Công nghệ Động lực. Ba trường đại học thuộc Bộ Công thương (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Sao đỏ và Trường Đại học Việt - Hung) sẽ cùng tham gia trong quá trình thực hiện các buổi học thử nghiệm và việc vận hành giáo trình. Trường Kosen Ichinoseki cùng tập đoàn Murakami Shokai và các chuyên gia sẽ thực hiện chương trình đào tạo giảng viên. Đây được coi như là một phần của chương trình hợp tác công tư của JICA để chứng minh các công nghệ của các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đáp ứng hiệu quả với các thách thức phát triển riêng biệt.
Với thiết bị và đào tạo từ dự án  PIUS không chỉ giúp đội ngũ giảng viên Nhà trường tiếp cận, làm chủ được yếu tố cốt lõi nhất của công nghệ này, mà còn giúp xây dựng đội ngũ nhân lực trình độ cao phục vụ cho sự phát triển ngành công nghệ mới mẻ này tại Việt Nam.

Nguồn IUH

Thông báo giảng viên
  • Giới thiệu Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đơn vị liên kết