Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Động lực
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Động lực
Hoạt động sinh viên
Chủ đề năm học
MIỀN TÂY “KHÁT” NƯỚC
01-04-2024
Ở nhiều tỉnh tại ĐBSCL đang xảy ra thiếu nước sinh hoạt giữa mùa nóng và hạn mặn, bà con phải đi lấy từng can nước ngọt Dưới cái nắng hầm hập của tiết trời đầu tháng 4, bà Nguyễn Thu Hằng (ấp 3, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) kiên nhẫn chờ đợi hơn một giờ đồng hồ để hứng đầy hai can nước ngọt loại 30 lít về sử dụng." Cũng may bữa nay vòi nước công cộng chịu chảy rồi, gặp mấy hôm trước ngồi chờ dài cổ mới hứng được một can", bà Hằng nói. Chật vật như bà Hằng đang là cảnh chung của nhiều bà con ở miền Tây. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long sống trên sông nước nhưng lại thiếu nước là một nghịch lý. Vậy nguyên nhân do đâu và cần giải pháp gì để giải quyết hiện trạng nguồn nước này? Theo báo Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Nguyễn Hồng Khanh, phó cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), xung quanh vấn đề cấp bách này. Ông Khanh cho biết: Ông Nguyễn Hồng Khanh - Thời gian qua công tác dự báo xâm nhập mặn đã được các đơn vị chuyên ngành dự báo khí tượng, thủy văn và các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện khá tốt. Từ đó, việc bố trí diện tích, cơ cấu thời vụ (thời gian gieo cấy) phù hợp với tình hình diễn biến xâm nhập mặn, nguồn nướclà giải pháp hữu hiệu để ứng phó với xâm nhập mặn. Công tác thu thập thông tin từ thượng nguồn để hỗ trợ thực hiện việc dự báo xâm nhập mặn cũng được làm tốt. Ngoài ra công tác thủy lợi như nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đào ao, giếng, đắp đập tạm ngăn mặn, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đầu tư xây dựng các công trình kiểm soát mặn đóng vai trò rất quan trọng. Và việc chủ động tích trữ nước sớm, tại chỗ của người dân ngay trong mùa mưa, lắp đặt các vòi nước công cộng. Những điều trên đã giúp giảm thiểu được thiệt hại cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đơn vị liên kết